Cholesterol là gì? Giảm cholesterol trong máu tốt hay xấu?
Cholesterol được biết đến là một chất béo có trong máu, nó rất cần thiết để tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, một khi mức cholesterol quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, điển hình như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, hiểu đúng về việc giảm cholesterol trong máu cũng như cách để cải thiện cholesterol ở mức ổn định là một điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, nhất là với những người có nguy cơ.
Mục lục
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một thành phần không thể thiếu của mỡ máu, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh học của cơ thể. Theo đó, nó cần thiết cho quá trình tạo ra vitamin D, axit mật cùng với một số loại hormone. Cholesterol chủ yếu cho gan tạo ra, phần còn lại chủ yếu đến từ các nguồn thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, nội tạng động vật,…
Theo chia sẻ của các chuyên gia, cholesterol được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại được đặt tên theo các loại protein khác nhau. Dưới đây là một số các loại chính:
- Cholesterol LDL (cholesterol lipoprotein mật độ thấp): Được gọi là cholesterol xấu, bởi có thể làm tắc nghẽn mạch máu.
- Cholesterol HDL (cholesterol lipoprotein mật độ cao): Được gọi là cholesterol tốt, vì nó đưa LDL từ máu đến gan để phân hủy.
Theo thời gian, việc có quá nhiều cholesterol xấu khiến chất béo tích tụ, chính là mảng bám hình hành trên thành động mạch, điều này dẫn đến thu hẹp và xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo đó, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi ở mức sau:
- Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
- Chỉ số HDL lớn hơn hoặc bằng 60mg/dL
- Chỉ số LDL bé hơn 100mg/dL
Giảm cholesterol trong máu là tốt hay xấu?
Cholesterol là một thành phố không thể thiếu trong các tế bào sống, tuy nhiên cholesterol ở mức cao hoặc thấp đều dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Giới hạn về nồng độ cholesterol phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Theo đó, chỉ số cholesterol toàn phần được gọi là thấp nếu dưới 120 mg/ dL. Ngược lại, nó được gọi là cao nếu như >= 240 mg/dL.
Hầu hết chúng ta đều biết, chỉ số cholesterol trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành (dẫn đến các cơn đau tim cấp) và đột quỵ gây đe dọa đến sức khỏe và tính mệnh. Trong khi đó, định lượng cholesterol toàn phần hoặc LDL ở mức thấp sẽ gây ra rất nhiều các hệ lụy. Cụ thể là gây rối loạn tế bào thần kinh và sinh dục, giảm chức năng sản xuất hormone, tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết, giảm trí nhớ, mắc chứng trầm cảm và lo lắng,vv…
Như vậy, khái niệm giảm cholesterol trong máu là việc làm cần thiết cho những trường hợp người bệnh có nồng độ cholesterol cao. Khi đó, cholesterol sẽ được đo thông qua một xét nghiệm máu gọi là lipid profile (Bilan Lipid). Thông qua đó giúp đo cholesterol toàn phần, cholesterol HDL và cholesterol LDL cũng như chất béo trung tính.
5 thay đổi trong lối sống để cải thiện cholesterol của bạn
Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cao tim và đột quỵ. Việc sử dụng thuốc có thể cải thiện cholesterol của bạn nhưng về lâu dài, nó hoàn toàn không phải là một giải pháp an toàn. Vì vậy, để cải thiện lượng cholesterol của bạn, hãy thử có một vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống bằng những cách sau đây.
Ăn những thực phẩm tốt cho tim
Thực tế, một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm cholesterol cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Hãy bắt đầu bằng những cách như sau:
+ Giảm chất béo bão hòa: Thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa với lượng chất béo dồi dào sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol. Vì vậy, giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), một loại cholesterol xấu.
+ Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Loại chất béo này thường được sử dụng trong bơ thực vật, bánh quy và bánh ngọt có bán tại các cửa hàng. Nếu ăn thường xuyên những loại thực phẩm này sẽ làm tăng mức cholesterol tổng thể. Cụ Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cấm sử dụng dầu thực vật được hydro hóa một phần kể từ 1/1/2021.
+ Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Việc cung cấp thực phẩm chứa axit béo omega-3 không chỉ không ảnh hưởng đến cholesterol LDL mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe khác như tim mạch, bao gồm cả giảm huyết áp. Thực phẩm có lượng axit béo omega-3 dồi dào hàng đầu phải kể đến như cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó, hạt lanh.
+ Tăng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan đã được nhận định là có thể giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Do đó, với những người bị chứng mỡ máu, nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu thận, cải Brussels, táo và lê.
+ Bổ sung đạm whey: Whey protein là chất được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm từ sữa, được cho là có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do sữa mang lại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, whey protein có khả năng giảm cả cholesterol LDL và cholesterol toàn phần cũng như huyết áp.
Tăng cường tập luyện thể theo
Tập thể dục không chỉ giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái, da dẻ căng bóng, mịn mạng và giảm béo mà còn cực kỳ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Việc tập luyện một cách điều độ đồng thời giảm LDL có hại và tăng HDL có lợi. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng đã khuyên rằng, 150 phút tập thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần là đủ để giảm mức cholesterol.
Duy trì cân nặng
Cơ thể thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển mức cholesterol cao. Vì vậy, việc đảm bảo cân nặng ở mức hợp lý là điều cần làm để giảm mức cholesterol. Bằng cách giảm LDL có hại và tăng HDL có lợi, việc giảm cân đem đến lợi ích gấp đối với với cholesterol của bạn. Để duy trì cân nặng, bạn có thể lựa chọn bất kỳ một phương pháp ăn kiêng nào cảm thấy phù hợp nhất, có thể là chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH, TLC, Dean Ornish, Flexitarian hoặc ăn chay.
Việc giảm cân chỉ thực sự cần thiết cho những người béo phì. Khi đó, với những người có nguy cơ béo phì, chỉ cần một số thói quen là có thể giúp duy trì cân nặng ở mức ổn định. Cụ thể, thay vì ăn các đồ chiên rán, hamburger, thịt mỡ nhiều calo, hãy chuyển sang ăn nhiều thịt nạc, trái cây, ngũ cốc, sữa ít béo, các loại đậu, cá, thịt gia cầm. Giảm đường trong các bữa ăn cũng như tạo thói quen ăn đúng giờ có thể giúp cải thiện trọng lượng một cách đáng kể. Ngoài ra, một số thay đổi nhỏ sẽ giúp giảm một lượng lớn calo nạp vào cơ thể, ví dụ như sử dụng dầu giấm thay vì mayonnaise, uống nước ép không đường, uống sữa ít béo hoặc không chất béo, uống nhiều nước,vv…
Tránh hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm tăng LDL, giảm HDL, tăng sự tích tụ cholesterol trong động mạnh cũng như ảnh hưởng đến sự vận chuyển và hấp thụ cholesterol. Ngoài ra, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một hợp chất có tên là acrolein, được tìm thấy trong khói thuốc lá, còn góp phần làm tác động đến mức cholesterol trong cơ thể bạn.
Việc bỏ hút thuốc lá không chỉ giúp cải thiện mức cholesterol tốt mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, trong vòng 20 phút sau khi bỏ hút thuốc, huyết áp và nhịp tim sẽ phục hồi sau khi tăng ở mức đột biến do thuốc lá. Trong vài 3 tháng sau khi bỏ thuốc, chức năng phổi và tuần hoàn máu được cải thiện. Trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng ½ so với những người hút thuốc lá thường xuyên.
Uống rượu điều độ
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng đồ uống cồn một cách điều độ có thể làm tăng cholesterol HDL tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và AHA lại không đồng ý với ý kiến đó. Theo đó, AHA không khuyến khích việc uống rượu vang hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác để giảm cholesterol hoặc cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu uống rượu, CDC khuyên bạn chỉ nên uống vừa phải, bằng cách chỉ uống 2 ly mỗi ngày đối với nam hoặc 1 ly mỗi ngày đối với nữ.
Một số loại thuốc được nghiên cứu là có thể làm giảm cholesterol trong máu, tuy nhiên những chất bổ sung này có thể gây ra các tác dụng phụ và tương tác. Vì vậy, phương pháp an toàn và cũng là giải pháp lâu dài đó là việc giảm cholesterol một cách tự nhiên. Điều này càng trở nên quan trọng hơn với những người có nguy cơ tăng cholesterol như người có tiền sử gia đình bị mỡ máu cao, người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, suy giáp,vv…