Bốc hoả, đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh: khi nào cần gặp bác sĩ?
Đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể xảy ra, nhất là khi đến giai đoạn chuyển tiếp sang mãn kinh hoàn toàn.
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi bạn có kỳ kinh nguyệt cuối cùng (sau đó là mãn kinh), thường bắt đầu ở độ tuổi 40 và trung bình kéo dài 4-6 năm. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-10 năm, tùy mỗi người. Dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn tiền mãn kinh chính là kinh nguyệt không đều, tâm trạng thay đổi thất thường. Đôi khi, một số người có thể xuất hiện những dấu hiệu mãn kinh như bốc hỏa, đồ mồ hôi đêm.
Mục lục
Những triệu chứng tiền mãn kinh
Biểu hiện và thời gian trải qua giai đoạn tiền mãn kinh của mỗi người sẽ khác nhau. Nhìn chung, dấu hiệu đầu tiên trong giai đoạn này là kinh nguyệt không đều. Ngày hành kinh có thể đang theo đúng chu kỳ cố định chuyển sang có kinh bất thường không đúng ngày dự tính hoặc mất kinh hoàn toàn. Số lượng máu kinh cũng bị thay đổi, ra nhiều hoặc ít hơn so với bình thường. Một vài người còn cảm thấy những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) tồi tệ hơn lúc trước.
Nhiều người cũng gặp phải những triệu chứng mãn kinh phổ biến, nhất là từ giai đoạn chuyển tiếp tiền mãn kinh sang mãn kinh hẳn, chẳng hạn như:
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hoặc cả ban ngày
- Thay đổi tâm trạng thất thường
- Khô âm đạo, gây khó chịu khi quan hệ tình dục
- Giảm ham muốn tình dục
- Gặp vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ
- Tiểu gấp (đi tiểu thường xuyên hơn)
Tuy nhiên, một vài triệu chứng này cũng tương đồng với triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác nên tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là một quá trình tự nhiên khi buồng trứng giảm dần hoạt động theo thời gian. Quá trình rụng trứng trở nên bất thường trước khi dừng hẳn. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, trở nên không đều trước khi tới kỳ kinh cuối cùng.
Những thay đổi về thể chất dẫn đến các triệu chứng biểu hiện ra trong giai đoạn tiền mãn kinh bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt do giảm sút nồng độ estrogen trong máu. Buồng trứng là nơi sản sinh estrogen chính, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống sinh sản. Khi hormone này giảm xuống, sự cân bằng giữa estrogen với progesterone sẽ bị tác động.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone dao động khá nhiều, được ví như tàu lượn siêu tốc khi cứ lên xuống liên tục. Điều này có thể ảnh hưởng đến trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não, gây ra cảm giác nóng đột ngột (bốc hỏa) do cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ.
Đến khi mãn kinh, rất ít estrogen được sản sinh đến mức buồng trứng sẽ không còn giải phóng trứng (rụng trứng). Lúc này, bạn sẽ mất hẳn kinh nguyệt sẽ cũng như không còn khả năng mang thai.
Khi nào phụ nữ tiền mãn kinh cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng,… thường ít khi gây ra vấn đề gì nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây cản trở giấc ngủ hoặc các mối quan hệ đời sống xã hội. Do đó, nếu cảm thấy tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm xuất hiện liên tục hoặc kéo dài thì hãy tìm gặp bác sĩ để trao đổi và tìm cách điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng này.
Kinh nguyệt không đều trong giai đoạn tiền mãn kinh là một biểu hiện phổ biến. Thế nhưng, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây chảy máu âm đạo bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để loại trừ nguyên nhân nguy hiểm nếu có dấu hiệu sau:
- Hành kinh rất nhiều hoặc có cục máu đông lớn nhìn thấy trong băng vệ sinh
- Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày
- Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
- Các kỳ kinh cách nhau chưa đầy 21 ngày.
Cách quản lý các triệu chứng đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
Bạn có thể thử áp dụng những cách thức sau đây để giảm nhẹ những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày có thể gặp phải ở phụ nữ tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
1. Thay đổi lối sống
Một số thay đổi nhỏ trong lối sống thường ngày cũng góp phần làm giảm số lần cùng mức độ của các cơn bốc hỏa xuất hiện trong giai đoạn tiền mãn kinh, bao gồm:
- Giữ không gian trong nhà mát mẻ, thông thoáng bằng cách điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp, sử dụng hệ thống thông gió hoặc mở cửa sổ.
- Chuẩn bị sẵn các túi mát để chườm lên cơ thể khi cơn bốc hỏa xuất hiện.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nặng dư thừa. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm khó chịu hơn.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào hay thuốc lá điện tử.
- Tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày, lựa chọn không gian tập luyện thoáng mát.
- Sử dụng ga trải giường, chăn, nệm mỏng khi ngủ để cơ thể cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn.
- Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập thiền, yoga,…
2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh luôn là lựa chọn tốt cho sức khỏe ở bất kỳ đối tượng nào. Với giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều người thường muốn bổ sung thêm hormone estrogen cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm từ thực vật nhờ vào thành phần phytoestrogen để cải thiện sự thay đổi về nồng độ hormone này. Các phytoestrogen thực chất cũng có tác động như estrogen và giúp giảm nhẹ các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều phytoestrogen qua thực phẩm cũng tiềm ẩn một số rủi ro do làm tăng tác động của estrogen lên một số tế bào, đặc biệt nếu bạn có tiền sử ung thư vú. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn và lượng thực phẩm phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nếu bạn muốn bổ sung phytoestrogen.
Ngoài ra, một số lưu ý về chế độ ăn uống để tránh kích thích cơn bốc hỏa bùng phát là:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
- Tránh uống đồ có cồn, rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích
- Không nên uống đồ uống nóng, hãy dùng đồ uống lạnh để tránh làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể.
3. Sử dụng một số thuốc không phải hormone
Một số loại thuốc không phải hormone có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh, như gabapentin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), clonidine. Các thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, thường dùng cho những phụ nữ không muốn sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc không thể sử dụng do vấn đề sức khỏe.
4. Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone có thể được sử dụng cho một số phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh biểu hiện triệu chứng từ trung bình đến nặng. Liệu pháp này giúp bổ sung estrogen hoặc estrogen cùng progesterone để giải quyết các vấn đề do thiếu hụt hormone gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được liệu pháp thay thế hormone vì một số tác dụng phụ nghiêm trọng, như tăng nguy cơ huyết khối, ung thư vú, u xơ tử cung,…
Một giải pháp hiện đại hơn là các chất điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) vừa có tác dụng chủ vận trên thụ thể estrogen ở xương, não vừa có tác dụng đối kháng với estrogen ở mô vú, niêm mạc tử cung. Từ đó, giúp estrogen tác động đúng những tế bào đích cần thiết, hạn chế các nguy cơ như liệu pháp estrogen. Có điều, một số người vẫn gặp phải tác dụng phụ như tăng bốc hỏa, huyết khối tĩnh mạch. Do đó, loại SERM lý tưởng hơn là phyto-SERM như DT56a (Femarelle) đã được công nhận với khả năng chọn lọc thụ thể estrogen có nguồn gốc từ thực vật.
Sản phẩm Femarelle sở hữu dòng Femarelle Rejuvenate dành riêng cho phụ nữ tiền mãn kinh từ 35 – 49 tuổi, kết hợp giữa DT56a cùng chiết xuất hạt lanh, vitamin B2, B7 đem đến công dụng cải thiện các triệu chứng:
- Kinh nguyệt không đều
- Tâm trạng thất thường
- Rối loạn giấc ngủ
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) tăng và kéo dài
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
- Mất năng lượng, mệt mỏi
- Giảm ham muốn tình dục
Femarelle Rejuvenate đã được chứng minh an toàn khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm không chứa estrogen và cũng không phải là isoflavone phân lập (hợp chất phytoestrogen). Bạn có thể sử dụng sản phẩm này cùng các sản phẩm bổ sung khác để tăng sinh khả dụng cho các dược chất, hỗ trợ điều trị tình trạng đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Nguồn tham khảo
- Perimenopause https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause Ngày truy cập 30/10/2024
- Perimenopause https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/perimenopause Ngày truy cập 30/10/2024
- Hot Flashes https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15223-hot-flashes Ngày truy cập 30/10/2024
- Did I just have a hot flash? I’m 44! https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/did-i-just-have-a-hot-flash-im-44 Ngày truy cập 30/10/2024
- Perimenopause: Rocky road to menopause https://www.health.harvard.edu/womens-health/perimenopause-rocky-road-to-menopause Ngày truy cập 30/10/2024
- Selective Estrogen Receptor Modulators https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4995266/ Ngày truy cập 30/10/2024
- Efficacy and safety of a phyto-SERM as an alternative to hormone therapy https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25236805/ Ngày truy cập 30/10/2024